Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Effortless English Rules (AJ.Hoge)

Chắc hẳn các bạn đã biết đến thầy A.J Hoge chủ tịch của Effortless English. Mình muốn giới thiệu với các bạn video các quy tắc học Tiếng Anh một cách thụ động của thầy.
Sau đây là trọn bộ Effortless English Rules -7 nguyên tắc giúp bạn nói Tiếng Anh lưu loát:


RULE 1: LEARN PHRASE ENGLISH


RULE 2: DO NOT STUDY GRAMMAR


RULE 3: LISTENING ENGLISH


RULE 4: LEARN DEEPLY


RULE 5: Use Point Of View


RULE 6: Use Only Real English

RULE 7: Use Listen And Answer




Tóm tắt nội dung Tiếng Việt như sau:
Nguyên tắc số 1:  Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt.
Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
Hãy sưu tập các nhóm từ.   

Tiếng Anh nói và ngữ pháp của bạn sẽ tốt lên nhanh gấp 4-5 lần. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn.
Luôn luôn học đủ câu.
Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu.  
Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu. 
Nguyên tắc thứ 2: Không học ngữ pháp
Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải NGHĨ VỀ TIẾNG ANH, nhưng bạn muốn nói Tiếng Anh một cách tự nhiên - không phải NGHĨ.
Với hệ thống này, bạn có thể học Tiếng Anh mà không cần học ngữ pháp. Tiếng Anh nói của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Bạn sẽ thành công. Bạn nói Tiếng Anh một cách TỰ NHIÊN.  
Vì thế Nguyên tắc thứ 2 là: Không học ngữ pháp.
Nguyên tắc thứ 3: Nguyên tắc quan trọng nhất - Nghe trước.
Nghe, nghe, nghe. Bạn cần phải nghe một thứ Tiếng Anh có thể hiểu được. Bạn phải nghe Tiếng Anh hàng ngày. Đừng đọc sách giáo khoa. Hãy nghe Tiếng Anh.  Điều này thật đơn giản. Đây là chìa khóa đến thành công trong học Tiếng Anh của bạn, Bắt đầu Nghe hàng ngày. 
Học với Tai của bạn, Không phải Mắt của bạn. 

Tại hầu hết các trường, bạn học Tiếng Anh với Mắt của bạn. Bạn đọc sách giáo khoa. Bạn học các nguyên tắc ngữ pháp..
Nhưng bây giờ bạn phải học Tiếng Anh với Tai của bạn, không phải Mắt của bạn. Bạn nên nghe 1-3 tiếng mỗi ngày. Dành hầu hết thời gian của bạn để Nghe – đó là chìa khóa cho việc nói tốt Tiếng Anh.
Nguyên tắc thứ 4: Học chậm, học sâu là tốt nhất.
Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói Tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
Học chuyên sâu thế nào? Rất dễ - chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương Một 30 lần trước khi nghe Chương Hai. Bạn có thể nghe Chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày.
Học ngữ pháp một cách chuyên sâu.

Thế ngữ pháp thì sao? Bạn học chuyên sâu thế nào mà không cần học các nguyên tắc ngữ pháp? Tôi sẽ nói với bạn cách học ngữ pháp một cách tự nhiên. Hãy sử dụng phương pháp sau và ngữ pháp sẽ tiến bộ một cách tự động. Bạn sử dụng các cách sử dụng các thì động từ một cách tự động. Bạn không phải nghĩ. Bạn không phải thử.
Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn


Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng Ngữ pháp Tiếng Anh một cách tự động. Bạn phải học Ngữ pháp bằng cách nghe Tiếng Anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, Hoàn thành, Hiện Tại, Tương lai. 
Bạn làm thế nào?  Đơn giản!  Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với Thì quá khứ, Hoàn thành, và Tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn.
Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần Nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và Ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên.Bạn sẽ sử dụng Ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động.
Đấy là bí mật để học Ngữ pháp Tiếng Anh. 
Tôi muốn bạn suy nghĩ về một điều này: Tại sao bạn học tiếng Anh 4 năm rồi mà bạn vẫn thấy khó khăn để hiểu người bản ngữ?
Không có vấn đề gì sai với bạn cả. Vấn đề nằm ở trong trường học bạn học Tiếng Anh và các sách giáo khoa của bạn. Sách giáo khoa Tiếng Anh và các đĩa CD của sách giáo khoa rất không tốt. Bạn không bao giờ học được Tiếng Anh giao tiếp thực thụ. Bạn không bao giờ học được Tiếng Anh tự nhiên, thứ Tiếng Anh được sử dụng trong các cuộc nói chuyện thông thường. 
Bạn học Tiếng Anh của Sách giáo khoa.   
Làm sao để hiểu người bản ngữ?  
Bạn phải học cái thứ Tiếng Anh hội thoại tự nhiên. 
Để học thứ Tiếng Anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng Tiếng Anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ Tiếng Anh thực thụ. Bạn phải học Tiếng Anh hội thoại thực thụ.

Bạn học Tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng Tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng Tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.  
Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng Tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
Bạn có thể học Tiếng Anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe.

Hãy tìm các nguồn hội thoại Tiếng Anh thực thụ. Đọc và Nghe hàng ngày.
Đây là nguyên tắc cuối cùng, và là nguyên tắc dễ nhất:
Nguyên tắc thứ 7: Nghe và Trả lời, không phải Nghe và Nhắc lại. 

Hãy sử dụng các Bài học có câu chuyện Nghe và Trả lời.

Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. Tiếng Anh của bạn sẽ trở nên tự động.  
Bạn sử dụng các câu chuyện Nghe và Trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câi chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn Suy nghĩ nhanh bằng Tiếng Anh!.
Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn...


(Nguồn: Edufire.com)

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Cụm từ đi với " Take "


“Take” là một động từ khá phổ biến và nó xuất hiện rất nhiều trong các cụm động từ tiếng Anh.











1. Take up = to begin or start a new hobby: bắt đầu một thói quen mới
* He took up jogging after his doctor advised him to get some exercise. (Anh đã bắt đầu chạy bộ sau khi bác sĩ khuyên anh ta nên tập thể dục)
* Max decided to take up golfing. (Max đã quyết định đi chơi golf)

2. Take out = To remove something to outside: chuyển cái gì đó ra ngoài
*Take out the rubbish when you leave. (Hãy đổ rác trước khi về nhé)
Take out = to take someone on a date: hẹn hò với ai
* Max took Mary out to a fancy restaurant. ( Max hẹn hò với Mary ở 1 nhà hàng rất đẹp)
3. Take after = To have a similar character or personality to a family member: giống ai đó về ngoại hình hoặc tính cách trong gia đình
* He took after his father = he was like his father. (Anh ta trông giống bố của anh ta)
* In my family, I take after my mother. We have the same eyes and nose. (Trong gia đình tôi, tôi giống mẹ, cả 2 mẹ con tôi đều có mắt và mũi giống nhau)

4. Take off (something) = To remove something, usually an items clothing or accessories: tháo, bỏ cái gì ra thường là quần áo hay phụ kiện
* In Japan people take off their shoes when they enter a house. (Ở Nhật, mọi người thường cởi giầy khi họ vào nhà)
* I'm going to take my jacket off. It's hot in here. (Tôi sẽ cởi áo khoác ngoài ra, ở đây nóng quá)
5. Take over = To gain control of: có được quyền lực
* Someday I will take over the world. (Một ngày nào đó tôi sẽ có quyền lực trên toàn thế giới)

6. Take it easy: Đơn giản hóa đi/bỏ qua đi/nghỉ ngơi.
* Bruce decided to take it easy this weekend and put off working on the house. (Bruce quyết định nghỉ ngơi vào tuần này và hoãn lại mọi công việc của gia đình)

7. Take the lead in doing something: Đi đầu trong việc gì
* He always takes the lead in solving problems. (Anh ấy luôn đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề)

8. Take something for granted: Coi cái gì là đương nhiên.
* We take so many things for granted in this country - like having hot water whenever we need it. (Chúng ta coi rất nhiều thử ở đất nước này là đương lên ví như có nước nóng bất cứ khi nào chúng ta cần)
9. Take care of someone or something: trông nom, chăm sóc
*Please take care of my children while I am away.
*I will take care of everything for you 

Cụm từ có giới từ thông dụng




From time to time (occasionally): thỉnh thoảng.
We visit the museum from time to time (Thỉnh thoảng chúng tôi đến thăm viện bảo tàng.)


Out of town (away): đi vắng, đi khỏi thành phố.
I can not see her this week because she's out of town. (Tuần này tôi không thể gặp cô ấy vì cô ấy đã đi khỏi thành phố.)

Out of date (old): cũ, lỗi thời, hết hạn.
Don't use that dictionary. I'ts out of date. (Đừng dùng cuốn từ điển đó, nó lỗi thời rồi.)

Out of work (jobless, unemployed): thất nghiệp.
I've been out of work for long.(Tôi đã bị thất nghiệp lâu rồi.)

Out of the question (impossible): không thể được.
Your request for an extension of credit is out of question. (Yêu cầu kéo dài thời gian tín dụng của anh thì không thể được.)

Out of order (not functioning):
 hư, không hoạt động.
Our telephone is out of order. (Điện thoại của chúng tôi bị hư.)

By then: vào lúc đó.
He'll graduate in 2009. By then, he hope to have found a job. ( Anh ấy sẽ tốt nghiệp vào năm 2009. Vào lúc đó , anh ấy hi vọng đã tìm được một việc làm.)

By way of (via): ngang qua, qua ngả.
We are driving to Atlanta by way of Boston Rouge. ( Chúng tôi sẽ lái xe đi Atlanta qua ngả Boston Rouge.)

By the way (incidentally): tiện thể, nhân tiện
By the way, I've got two tickets for Saturday's game. Would you like to go with me? (Tôi có 2 vé xem trận đấu ngày thứ bảy. Tiện thể, bạn có muốn đi với tôi không?)

By far (considerably): rất, rất nhiều.
This book is by far the best on the subject. ( Cuốn sách này rất hay về đề tài đó.)

By accident (by mistake): ngẫu nhiên, không cố ý.
Nobody will receive a check on Friday because the wrong cards were put into the computer by accident. (Không ai sẽ nhận được bưu phiếu vào ngày thứ sáu vì những phiếu sai vô tình đã được đưa vào máy điện toán.)

In time ( not late, early enough): không trễ, đủ sớm.
We arrived at the airport in time to eat before the plane left. (Chúng tôi đến phi trường vừa đủ thời gian để ăn trước khi phi cơ cất cánh.)

In touch with (in contact with): tiếp xúc, liên lạc với.
It's very difficult to get in touch with her because she works all day. (Rất khó tiếp xúc với cô ấy vì cô ấy làm việc cả ngày.)
In case (if): nếu, trong trường hợp.
I'll give you the key to the house so you'll have it in case I arrive a littlle late. (Tôi sẽ đưa cho anh chiếc chìa khóa ngôi nhà để anh có nó trong trường hợp tôi đến hơi trễ một chút.)

In the event that (if): nếu, trong trường hợp.
In the event that you win the prize, you will be notified by mail. (Trong trường hợp anh đoạt giải thưởng, anh sẽ được thông báo bằng thư.)

In no time at all (in a very short time): trong một thời gian rất ngắn.
He finished his assignment in no time at all. (Anh ta làm bài xong trong một thời gian rất ngắn.)

In the way (obstructing):
 choán chỗ, cản đường.
He could not park his car in the driveway because another car was in the way. (Anh ta không thể đậu xe ở chỗ lái xe vào nhà vì một chiếc xe khác đã choán chỗ.)

On time (punctually): đúng giờ.
Despite the bad weather, our plane left on time. (Mặc dù thời tiết tiết xấu, máy bay của chúng tôi đã cất cánh đúng giờ.)

On the whole (in general): nói chung, đại khái.
On the whole, the rescue mission was well excuted. (Nói chung, sứ mệnh cứu người đã được thực hiện tốt.)

On sale: bán giảm giá.
Today this item is on sale for 25$. (Hôm nay mặt hàng này bán giảm giá còn 25 đô la.)

At least (at minimum): tối thiểu.
We will have to spend at least two weeks doing the experiments. (Chúng tôi sẽ phải mất ít nhất hai tuần lễ để làm các thí nghiệm.)

At once (immediately): ngay lập tức.
Please come home at once. (Xin hãy về nhà ngay lập tức.)

At first (initially): lúc đầu, ban đầu.
She was nervous at first, but later she felt more relaxed. (Ban đầu cô ta hồi hộp, nhưng sau đó cô ta cảm thấy thư giãn hơn.)

For good (forever): mãi mãi, vĩnh viễn.
She is leaving Chicago for good. ( Cô ta sẽ vĩnh viễn rời khỏi Chicago.)
(Theo amec)

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

BÍ QUYẾT HỌC TỐT NGỮ ÂM TIẾNG ANH



Khi giao tiếp tiếng anh, Ngữ âm là điều gây ấn tượng đầu tiên và quan trọng nhất bởi lẽ bạn phải nói đúng thì người nghe mới hiểu được điều bạn nói. Điều quan trọng nhất là bạn phải nói rõ ràng và chính xác. để rèn luyện được ngữ âm chuẩn cần phải có thời gian và sự kiên trì. Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn củng cố khả năng ngữ âm của mình:
1. Nghe Tiếng Anh càng nhiều càng tốt
Bạn hãy nghe cách người bản xứ phát âm các từ và cụm từ khác nhau rồi cố bắt chước phát âm thật giống như những gì nghe được. Điều này sẽ giúp bạn tiến bộ dần trong ngữ điệu giao tiếp.
2. Học các ký hiệu phiên âm
Phần lớn từ điển của các nhà xuất bản có uy tín đều có hẳn phần phụ lục (ở đầu hoặc cuối cuốn từ điển) chú thích và hướng dẫn cách đọc các ký hiệu phiên âm quốc tế. Hãy tham khảo phần phụ lục này mỗi khi học phát âm một từ mới.
3. Phân biệt những âm mà bạn hay nhầm lẫn
Các bài tập luyện phát âm theo từng cặp từ nhỏ phát huy rất hiệu quả trong trường hợp này. Hãy luyện phát âm theo từng từ thay cho việc tập phát âm từng âm riêng lẻ.
Ví dụ: Bạn gặp khó khăn khi phân biệt hai âm "p" và "b", hãy thử luyện phát âm theo các cặp từ như "pair" - "bear"; "pond" - "bond"; "pie" - "buy", v.v.
4. Đừng quên học trọng âm của từ mới
Mỗi từ trong Tiếng Anh đều có trọng âm hoặc ngữ điệu riêng. Trọng âm của từ rất quan trọng vì trên thực tế nếu bạn nói sai trọng âm của từ tức là bạn đã phát âm sai từ đó, dẫn đến việc người nghe không hiểu hoặc hiểu sai những gì bạn nói. Dấu móc lửng (‘) sẽ được đánh ở phía trước âm tiết trọng âm của từ.
Ví dụ: Từ "believe" có hai âm tiết (be và lieve), nhưng ta chỉ nhấn mạnh ở âm tiết thứ 2, tức là ta sẽ nói be'lieve chứ không phải 'be lieve.
5. Học trọng âm và ngữ điệu câu
Không phải tất cả các từ trong câu đều có trọng âm như nhau, chỉ có những từ truyền tải nhiều thông tin (danh từ và động từ) mới được nhấn mạnh.
Ví dụ:               - 'Where's the 'pen I 'gave you?
                         - 'Where's the 'red 'pen I 'gave you?
6. Đừng nên vội vàng
Nếu nói quá nhanh, bạn sẽ phát âm không chuẩn một số từ hay nhầm lẫn các từ với nhau. Vì vậy, bạn hãy bắt đầu bằng việc nói thật chậm, rõ ràng, mạch lạc. Sau một thời gian, bạn hãy tăng dần tốc độ lên.
7. Hãy luyện tập những âm “đánh đố” bạn nhất     
Bạn có thể gặp khó khăn trong việc phát âm một số âm trong Tiếng Anh do sự khác biệt giữa Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của bạn. Bởi thế, bạn hãy dành nhiều thời gian để khắc phục và luyện tập những âm mà bạn cảm thấy khó
Ví dụ: Người nói tiếng Pháp gặp khó khăn với âm "th"; người nói tiếng Trung Quốc phổ thông gặp khó khăn với âm "r" và "l"

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Học phát âm tiếng Anh

Học phát âm với khẩu hình miệng, lưỡi khi phát âm tại đây:
http://atienganh.blogspot.com/p/cach-phat-am.html
tiếng anh
Hiện nay, ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, rất được coi trọng. Vì thế, nhiều bạn trẻ đã đầu tư đúng mức vào tiếng Anh. Tuy nhiên, phát âm, giao tiếp bằng tiếng Anh là một điều không phải đơn giản.
Nó đòi hỏi phải có sự rèn luyện và phương pháp học.
Một người được coi là có phát âm chuẩn khi anh ta có thể phát âm đúng trọng âm, ngữ điệu của những từ đơn lẻ cũng như những đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ như cụm, câu, đoạn .v.v…Nói cách khác, phát âm chuẩn không chỉ đơn giản là phát âm đúng từng âm đơn lẻ mà là phát âm đúng những "đơn vị" ngôn ngữ trong giao tiếp.
Nói tiếng Anh lưu loát lại liên quan nhiều hơn đến yếu tố tâm lý. Nói lưu loát nghĩa là có khả năng diễn đạt ý tưởng một cách dễ dàng. Vì vậy, muốn nói tiếng Anh một cách trôi chảy người nói cần tự tin về vốn từ của bản thân, về khả năng ghép nối từ thành câu đúng ngữ pháp và quan trọng nhất là tin tưởng vào khả năng diễn đạt của mình.
Vậy làm thế nào để phát âm chuẩn khi nói tiếng Anh?
Chăm chỉ
chăm chỉ
Học ngoại ngữ là phải chăm chỉ!
Câu trả lời rất đơn giản vì nếu là chỉ học chăm thì bạn mới đi được một nửa đường. Thông thường, người học luôn cố gắng phát âm thật chuẩn các từ tiếng Anh trước khi bắt đầu nghe chúng. Nhưng làm thế nào để kiểm tra xem thật sự là bạn đã phát âm chuẩn những từ đó hay chưa? Tuy nhiên để dành nhiều thời gian vào luyện tập là không quan trọng, điều quan trọng là thực hành nó đều đặn. Nhiều người học nghĩ rằng chỉ cần chú ý tới phát âm sẽ giúp họ phát triển khả năng tốt nhất.
Nghe và nhắc lại
Hãy thu lại những gì bạn đã nghe và nhắc lại. Và phương tiện hữu dụng nhất để thực hiện việc này là một chiếc đài cát-sét và một cuộn băng. Thử dùng chúng thu lại một mẩu tin ngắn bằng tiếng Anh trên đài. Sau đó, thu lại mẩu tin đó nhưng với một "phát thanh viên" khác _ chính là bạn. Khi đó, bạn có thể so sánh cách phát âm những từ trong bản tin với cách bạn phát âm chúng. Kiên trì lặp đi lặp lại việc này, chắc chắn bạn sẽ sửa được cách phát âm chưa chuẩn.
Điều cốt yếu ở đây là bạn phải bắt chước lặp lại từ tiếng Anh bất cứ lúc nào bạn nghe được gì bằng tiếng Anh (xem TV, phim, v.v…). Bất kỳ khi nào bạn một mình, bạn có thể thử phát âm một số từ tiếng Anh, chỉ mất một chút thời gian, chẳng hạn khi đợi xe buýt, đi tắm, hoặc lướt Web. Một khi lưỡi và miệng của bạn đã làm quen được với các âm mới, bạn sẽ chẳng thấy có khó khăn gì hết. 
tiếng anh2
Nghe và nhắc lại nhé!
Thường thì với những người có tài bẩm sinh sẽ bắt chước âm tốt hơn (ví dụ, nếu bạn có thể bắt chước giọng địa phương theo tiếng mẹ đẻ của bạn, thì bạn cũng sẽ dễ dàng bắt chước phát âm tiếng Anh tương tự). Tuy nhiên, nếu bạn không có tài này, bạn có thể đạt được nhờ lòng kiên trì và một chút kỹ thuật. Một kỹ thuật hữu ích nhất đó là thu lại giọng đọc của bạn và so với âm chuẩn. Nhờ vậy bạn có thể nhận biết phát âm của bạn khác với âm chuẩn và dần dần chỉnh sửa sao cho giống giọng bản ngữ hơn.
Ah, còn một điều nữa. Đừng để mọi người nhận xét rằng: “vì bạn là người nước ngoài, bạn sẽ luôn có một giọng nói của người nước ngoài”.
Cách viết từ
Một điều cần chú ý khi học cách phát âm từ tiếng Anh là cách viết của từng từ. Từ trong tiếng Anh khá đặc biệt vì có khi một chữ cái có trong từ không được phát âm (âm câm) hoặc cách phát âm của một từ lại không mấy liên quan tới cách phát âm của từng chữ cái. Bởi thế, khi học cách phát âm từ tiếng Anh, hãy tìm những nguồn tham khảođáng tin cậy như những cuốn từ điển của các nhà xuất bản danh tiếng tại Anh (Oxford, Cambridge hay Longman .v.v…). Như vậy, cách viết của từ sẽ không thể cản trở việc bạn phát âm chuẩn khi dùng tiếng Anh trong giao tiếp. Bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện phần ngữ âm trực tuyến.
viết từ
Chú ý cách viết từ!
Như đã nói ở trên, việc nói tiếng Anh lưu loát liên quan tới sự tự tin của người nói về khả năng diễn đạt của bản thân. Vì vậy, muốn diễn đạt ý tưởng bằng tiếng Anh một cách trôi chảy trước tiên bạn phải tạo cho mình được sự tự tin khi dùng một thứ tiếng khác ngoài tiếng mẹ đẻ. Trong thực tế, nói chuyện với những người phát âm chưa chuẩn nhưng có thể diễn đạt ý tưởng một cách trôi chảy và nhanh chóng thì vẫn dễ dàng hơn với những người phát âm chuẩn từng từ nhưng không thể xâu chuỗi những từ ấy một cách nhanh chóng để diễn đạt ý tưởng của bản thân. Vì vậy, khi bạn giao tiếp bằng tiếng Anh, đừng quá bận tâm vào việc phát âm đúng từng từ đơn lẻ. Hãy nghĩ tới những cụm từ có nghĩa có thể diễn đạt được chính xác nhất ý tưởng của mình và nói ra càng nhanh càng tốt. Một khi bạn đã có thể nói tiếng Anh trôi chảy thì đó sẽ là động lực thúc đẩy bạn phát âm chuẩn từng từ hơn.
Lựa chọn giọng Anh hay Mỹ (hoặc cả hai) 
Tiếng Anh ở những địa phương khác nhau có cách phát âm khác nhau. Ví dụ, cách phát âm giọng Anh khác với cách phát âm giọng Mỹ. 
Bạn có thể lựa chọn giữa giọng Anh và giọng Mỹ, bởi vì đây là 2 thứ ngôn ngữ mạnh nhất trên thế giới. Bạn lựa chọn giọng nào? Có lẽ là giọng mà bạn thích nhất. Dù bạn chọn giọng Anh hay giọng Mỹ mọi người vẫn có thể hiểu bạn nói gì dù bạn đi đâu chăng nữa. Tất nhiên, bạn không cần phải lựa chọn: bạn có thể nói được cả hai giọng tiếng Anh.
Học cả hai cách phát âm Anh và Mỹ
Thậm chí bạn có thể lựa chọn nói 1 giọng tiếng Anh, nhưng bạn nên học cả hai giọng Anh và Mỹ. Ví dụ bạn muốn nói giọng hoàn toàn Anh. Bạn không muốn nói giọng Mỹ chút nào. Vậy bạn có nên để ý đến cách phát âm giọng Mỹ trong từ điển không? Tôi tin rằng là bạn nên. 
Bạn có thể nói giọng Anh, nhưng bạn cũng sẽ phải nghe giọng Mỹ. Bạn có thể xem một bộ phim của Mỹ, thăm nước Mỹ, có một giáo viên người Mỹ v.v… Bạn có thể nói giọng Anh với họ, nhưng bạn cần phải hiểu cả hai giọng Anh và Mỹ.
Tương tự, hãy xem điều gì xảy ra nếu (một sinh viên nói giọng Anh) sẽ nghe một từ tiếng Anh do người Mỹ nói như thế nào? Ví dụ, bạn nghe từ nuke trên kênh TV Mỹ, nó sẽ được phát âm [nu:k]. Giả dụ, bạn chưa từng đọc phiên âm [u:] này bằng giọng Mỹ, mà bạn chỉ biết âm này bằng giọng Anh là âm [ju:] in British English, và khi đó bạn nghe được âm này nhưng bạn không biết nó là chữ gì.
Tất nhiên, nếu bạn thích học nói giọng Mỹ thì cũng nên làm tương tự. Có thể, bạn cũng sẽ thích học cả hai giọng Anh và Mỹ.
Vị Hoàng (tổng hợp)

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Các cấu trúc cơ bản trong Tiếng Anh


1.   It is + tính từ + ( for smb ) + to do smt
VD: It is difficult for old people to learn English.

(Người có tuổi học tiếng Anh thì khó)

2.  To be interested in + N / V_ing (Thích cái gì / làm cái gì ) 

VD: We are interested in reading books on history. 
( Chúng tôi thích đọc sách về lịch sử )

3.  To be bored with  (Chán làm cái gì )
VD: We are bored with doing the same things everyday.
( Chúng tôi chán ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại )

4.  It’s the first time smb have ( has ) + PII  smt  ( Đây là lần đầu tiên ai làm cái gì ) 

VD: It’s the first time we have visited this place.
( Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới thăm nơi này )

5.  enough + danh từ ( đủ cái gì ) + (to do smt ) 

VD: I don’t have enough time to study.
( Tôi không có đủ thời gian để học )

6.  Tính từ + enough (đủ làm sao ) + (to do smt ) 

VD: I’m not rich enough to buy a car.
(Tôi không đủ giàu để mua ôtô )

7.  too + tính từ + to do smt (Quá làm sao để làm cái gì ) 
VD: I’m
too young to get married.
(Tôi còn quá trẻ để kết hôn )

8.  To want smb to do smt = To want to have smt + PII (Muốn ai làm gì ) = ( Muốn có cái gì được làm ) 

VD: She wants someone to make her a dress.
(Cô ấy muốn ai đó may cho cô ấy một chiếc váy )

= She wants to have a dress made.
(Cô ấy muốn có một chiếc váy được may )

9.  It’s time smb did smt (Đã đến lúc ai phải làm gì ) 

VD: It’s time we went home.
(Đã đến lúc tôi phải về nhà )

10. It’s not necessary for smb to do smt = Smb  don’t   need to do smt
( Ai không cần thiết phải làm gì )                           doesn’t   have to do smt
VD: It is not necessary for you to do this exercise. 
(Bạn không cần phải làm bài tập này )

11.  To look forward to V_ing  (Mong chờ, mong đợi làm gì ) 

VD: We are looking forward to going on holiday.
(Chúng tôi đang mong được đi nghỉ )

12.  To provide smb from V_ing (Cung cấp cho ai cái gì ) 

VD: Can you provide us with some books in history?
(Bạn có thể cung cấp cho chúng tôi một số sách về lịch sử không? )

13.  To prevent smb from V_ing ( Cản trở ai làm gì )
      To stop

VD: The rain stopped us from going for a walk.
(Cơn mưa đã ngăn cản chúng tôi đi dạo )

14.  To fail to do smt  ( Không làm được cái gì / Thất bại trong việc làm cái gì ) 

VD: We failed to do this exercise. 
( Chúng tôi không thể làm bài tập này )

15.   To be succeed in V_ing  ( Thành công trong việc làm cái gì ) 

VD: We were succeed in passing the exam.
 ( Chúng tôi đã thi đỗ )

16.  To borrow smt from smb ( Mượn cái gì của ai ) 

VD: She borrowed this book from the liblary.
 ( Cô ấy đã mượn cuốn sách này ở thư viện )

17.   To lend smb smt ( Cho ai mượn cái gì )

VD: Can you lend me some money?
( Bạn có thể cho tôi vay ít tiền không? )

18.   To make smb do smt ( Bắt ai làm gì )

 VD: The teacher made us do a lot of homework.
( Giáo viên bắt chúng tôi làm rất nhiều bài tập ở nhà )

19.   CN + be + so + tính từ + that + S + động từ. ( Đến mức mà )
       CN + động từ + so + trạng từ + that + CN + động từ. 

VD: 
1. The exercise is so difficult that noone can do it.
( Bài tập khó đến mức không ai làm được )

2. He spoke so quickly that I couldn’t understand him.
( Anh ta nói nhanh đến mức mà tôi không thể hiểu được anh ta )

20.   CN + be + such + ( tính từ ) + danh từ + that + CN + động từ. 

VD: It is such a difficult exercise that noone can do it.
( Đó là một bài tập quá khó đến nỗi không ai có thể làm được )

21.  It is ( very ) kind of smb to do smt (Ai thật tốt bụng / tử tế khi làm gì) 

VD: It is very kind of you to help me.
( Bạn thật tốt vì đã giúp tôi )

22. To find it + tính từ + to do smt
VD: We find it difficult to learn English.
( Chúng tôi thấy học tiếng Anh khó )

23. To make sure of smt      ( Bảo đảm điều gì )
                            
that + CN + động từ 
VD: 
1. I have to make sure of that information.
( Tôi phải bảo đảm chắc chắn về thông tin đó )

2. You have to make sure that you’ll pass the exam.
 ( Bạn phải bảo đảm là bạn sẽ thi đỗ )

24.   It takes ( smb ) + thời gian + to do smt ( Mất  ( của ai ) bao nhiêu thời gian để làm gì)
VD: It took me an hour to do this exercise.
( Tôi mất một tiếng để làm bài này )

 25.   To spend + time / money + on smt ( Dành thời gian / tiền bạc vào cái gì? làm gì )
                                                 + 
doing smt                                                 
VD: We spend a lot of time on TV.
                                        
watching TV.
( Chúng tôi dành nhiều thời gian xem TV )

26.   To have no idea of smt = don’t know about smt ( Không biết về cái gì ) 

VD: I have no idea of this word = I don’t know this word.
( Tôi không biết từ này )

27.   To advise smb to do smt      (Khuyên ai làm gì)
                           
not to do smt    (Không làm gì ) 

VD: Our teacher advises us to study hard.:(cham chi)
(Cô giáo khuyên chúng tôi học chăm chỉ )

28.   To plan to do smt  ( Dự định / có kế hoạch làm gì )
          
 intend
VD: We planed   to go for a picnic. intended
( Chúng tôi dự định đi dã ngoại )

29.   To invite smb to do smt  ( Mời ai làm gì ) 

VD: They invited me to go to the cinema.
( Họ mời tôi đi xem phim )

30.   To offer smb smt  ( Mời / đề nghị ai cái gì ) 

VD: He offered me a job in his company.
( Anh ta mời tôi làm việc cho công ty anh ta )

31.   To rely on smb ( tin cậy, dựa dẫm vào ai )

VD: You can rely on him.
(Bạn có thể tin anh ấy )

32.  To keep promise  ( Giữ lời hứa ) 
VD: He always keeps promises.

33.  To be able to do smt = To be capable of + V_ing (Có khả năng làm gì )
VD: I’m able to speak English = I am capable of speaking English. 
(Tôi có thể nói tiếng Anh )

34.   To be good at ( + V_ing ) smt  (Giỏi ( làm ) cái gì ) 

VD: I’m good at ( playing ) tennis.
(Tôi chơi quần vợt giỏi )

35.   To prefer smt to smt         (Thích  cái gì   hơn  cái gì   )
        Doing smt to doing smt    (Làm gì  hơn  làm gì)

VD: We prefer spending money than earning money. 
( Chúng tôi thích tiêu tiền hơn kiếm tiền )

36.   To apologize for doing smt  ( Xin lỗi ai vì đã làm gì ) 

VD: I want to apologize for being rude to you.
( Tôi muốn xin lỗi vì đã bất lịch sự với bạn )


37.   Had ( ‘d ) better do smt      (Nên làm gì )
                            
not do smt    ( Không nên làm gì ) 

VD:
1. You’d better learn hard.
( Bạn nên học chăm chỉ )

2. You’d better not go out.
( Bạn không nên đi ra ngoài )

38.   Would ( ‘d ) rather do smt        Thà làm gì
                                not do smt   đừng làm gì

VD: I’d rather stay at home.
      I’d rather not say at home.

39.  Would ( ‘d ) rather smb did smt (Muốn ai làm gì ) 

VD: I’d rather you ( he / she ) stayed at home today.
(Tôi muốn bạn / anh ấy / cô ấy ở nhà tối nay )

40.  To suggest smb ( should ) do smt  (Gợi ý ai làm gì ) 

VD: I suggested she ( should ) buy this house.

41.   To suggest doing smt (Gợi ý làm gì )

VD: I suggested going for a walk.

42.   Try to do ( Cố làm gì ) 

VD: We tried to learn hard.
(Chúng tôi đã cố học chăm chỉ )

43.   Try doing smt (Thử làm gì ) 

VD: We tried cooking this food.
(Chúng tôi đã thử nấu món ăn này )

44.   To need to do smt  ( Cần làm gì ) 

VD: You need to work harder.
(Bạn cần làm việc tích cực hơn )

45.   To need doing (Cần được làm ) 

VD: This car needs repairing.
(Chiếc ôtô này cần được sửa )

46.   To remember doing (Nhớ đã làm gì ) 

VD: I remember seeing this film.
(Tôi nhớ là đã xem bộ phim này )

47.   To remember to do  ( Nhớ làm gì ) (chưa làm cái này)

VD: Remember to do your homework.
(Hãy nhớ làm bài tập về nhà )

48.   To have smt + PII (Có cái gì được làm ) 

VD: I’m going to have my house repainted.
(Tôi sẽ sơn lại nhà người khác sơn, không phải mình sơn lấy )

= To have smb do smt ( Thuê ai làm gì )

VD: I’m going to have the garage repair my car.
   = I’m going to have my car repaired.

49.   To be busy doing smt  ( Bận rộn làm gì ) 

VD: We are busy preparing for our exam.
(Chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi )

50.   To mind doing smt ( Phiền làm gì ) 

VD: Do / Would you mind closing the door for me?
( Bạn có thể đóng cửa giúp tôi không? )

51.   To be used to doing smt ( Quen với việc làm gì ) 

VD: We are used to getting up early.
( Chúng tôi đã quen dậy sớm )

52.   To stop to do smt  ( Dừng lại để làm gì )

 VD: We stopped to buy some petrol.
(Chúng tôi đã dừng lại để mua xăng )

53.   To stop doing smt (Thôi không làm gì nữa ) 

VD: We stopped going out late.
( Chúng tôi thôi không đi chơi khuya nữa )

54.  Let smb do smt  ( Để ai làm gì ) 

VD: Let him come in.
( Để anh ta vào )