Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

Phát âm tiếng Anh quan trọng ở điểm nào?

Để phát âm tiếng Anh mà giúp người nghe hiểu được ta nói gì thì quan trọng là âm đuôi.
Điều này giúp ta định hướng được nghĩa của câu mà không quan trọng người kia dùng tiếng Anh gì (Anh Mỹ, Anh Anh hay Anh Sing...).


Người Việt mình có một yếu điểm rất lớn khi nói tiếng Anh là không phân biệt được trọng âm của tiếng Anh và hoàn toàn bỏ sót âm đuôi. Điều này dễ hiểu vì tiếng Việt theo phát âm không có âm đuôi.Ví dụ:

- ăn là ăn chớ không có ăn + âm "nờ" đi theo. - uống là uống chớ không có uống + âm "gờ" đi theo.

Trong khi đó, tiếng Anh cực kỳ quan trọng âm đuôi. Ví dụ:

- tent phát âm là "ten tờ" (tất nhiên "tờ" là âm hơi chớ không phát rõ ra là "tờ"): có nghĩa là cái lều. - tend phát âm là "ten đờ" (tương tự, tất nhiên "đờ" là âm hơi): có nghĩa là chiều hướng.

Nếu không kèm theo âm đuôi thì dân nói tiếng Anh không hiểu nổi mình nói gì. Những từ rất thông dụng và đơn giản mà người Việt mình vướng phải thì rất nhiều, ví dụ:

- date phát âm là "đay tờ" ("tờ" là âm hơi): có nghĩa là ngày trong tháng. - day phát âm là "đay": có nghĩa là thời gian trong khoảng mặt trời mọc và mặt trời lặn.

Một câu như "what's the date today", nếu phát âm không chính xác, dân nói tiếng Anh không hiểu nổi.

Phần trọng âm cũng cực kỳ quan trọng. Nếu nhấn sai, họ không hiểu mình nói cái gì ngoại trừ một số người giao tiếp rộng và quen trao đổi với người dân không có ngôn ngữ mẹ đẻ là Anh ngữ.

Khi nói đến "giọng", mình nói đến "accent" (mode of pronunciation) chớ không phải nói đến "pronunciation" thuần tuý. Accent không quan trọng mà pronunciation mới quan trọng. Tất nhiên giữa cách phát âm giọng Mỹ, giọng Anh, giọng Úc.... có một số điểm khác biệt nhưng những điểm này không quan trọng và người đàm thoại vẫn có thể hiểu. Ví dụ chữ "anti-discrimination" (chống kỳ thị) thì người Mỹ phát âm là "en tai" nhưng dân Anh và dân Úc thì lại phát âm là "an ti". Tuy nhiên, những khác biệt này không gây trở ngại trong việc hiểu và đàm thoại.

Để có thể nói tiếng Anh đến một lúc nào đó biến thành vô thức và không còn khái niệm tìm từ hay lục soát lại việc nhấn như thế nào, phát âm như thế nào nữa đòi hỏi thực hành và giao tiếp rất nhiều. Nên ráng lắng nghe tin tức, phim ảnh bằng tiếng Anh và luyện lỗ tai nghe đồng thời bắt chước lặp lại các từ họ dùng. Khi đàm thoại với người nói tiếng Anh, đừng mắc cỡ và e ngại khi nói vì họ biết mình không phải là dân nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ.

"Chìa khóa vạn năng" cho kỹ năng speaking


Bạn muốn tăng kỹ năng phát âm và nói tiếng Anh thật chuẩn nhưng chưa biết làm thế nào? Bài viết dưới đây xin giới thiệu với các bạn những nguyên tắc căn bản nhất để các bạn có thể tự tin sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp 


1. Nói thật chậm (Always speak slowly)
Hầu hết những người học tiếng Anh đều cho rằng nói tiếng Anh càng nhanh sẽ càng giống với người bản xứ bởi đa số người học tiếng Anh đều thấy khó nắm bắt thông tin khi nghe người bản xứ nói vì họ nói khá nhanh. Tuy nhiên, quan điểm “nói càng nhanh càng tốt” này là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy cố gắng nói thật chậm và chính xác. Tất nhiên bạn không nên nói quá chậm nhưng phải đủ chậm để bạn có thời gian thực hiện các thao tác từ môi, lưỡi và âm của từ một cách chính xác. Nếu như bạn nói chậm lại thì âm điệu và trọng âm của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, trái lại giọng điệu phát âm của bạn sẽ nặng và khó hiểu hơn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì bạn sẽ không có đủ thời gian để hình thành âm vị và ngữ điệu chính xác. Hãy “điều khiển” tốc độ nói phù hợp như nguyên tắc nói căn bản để có thể đạt được những gì bạn muốn.
2. Phát âm tất cả các âm trong từ (Pronounce all the sounds in words)
Như đã được đề cập ở trên, luyện nói tiếng Anh với tốc độ chậm sẽ giúp bạn có thời gian tập trung đến các âm có trong từ. Có thể ngay bây giờ, bạn có thể bỏ sót âm cuối hay âm giữa của từ, hoặc những âm tiết không phải là trọng âm trong từ. Điều này không ảnh hưởng đến người nói nhưng lại gây khó khăn cho người nghe. Chính vì vậy, bạn nên tập trung tới từng âm trong từ và không bỏ sót âm nào thì kỹ năng speaking của bạn sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, đây không phải là một việc đơn giản mà đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong luyện tập. Sau khi các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ đã được đặt ra ở trên, bạn có thể bắt đầu kết hợp những kỹ năng đó trong các cuộc đàm thoại hàng ngày. Hãy kiên nhẫn với bước luyện tập này và bạn sẽ thấy sự tiến bộ rõ rệt trong việc nói tiếng Anh!
3. Gắn liền với ngữ pháp mà bạn đã học (Stick to grammar you have mastered)
Không giống như những ngôn ngữ khác, tiếng Anh có một trật tự từ và những nguyên tắc ngữ pháp cần phải tuân theo. Nếu như tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của bạn mà bạn lại áp dụng các nguyên tắc ngữ pháp của ngôn ngữ bạn vào việc nói tiếng Anh thì theo một lẽ tự nhiên bạn đã gặp lỗi rất lớn trong ngữ pháp tiếng Anh. Việc thực hiện các cấu trúc và nguyên tắc ngữ pháp trong việc thực hành nói tiếng Anh không đơn giản một chút nào.
Chính vì vậy, khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy cố gắng sử dụng những cấu trúc ngữ pháp mà bạn đã được học và nắm vững. Nếu như bạn chỉ nắm vững những cấu trúc và mẫu câu đơn giản, bạn sẽ chỉ nên sử dụng chúng cho tới khi bạn có thể chắc chắn sử dụng đúng những cấu trúc phức tạp hơn. Trong văn nói, sẽ không ai để ý đến việc bạn dùng cấu trúc đơn giản hay phức tạp để đánh giá khả năng của bạn và thậm chí là cũng không ai nhận ra mức độ của các cấu trúc mà bạn đang sử dụng. Điều duy nhất mà họ nhận ra chính là những lỗi mà bạn mắc phải, chính vì vậy nguyên tắc này có thể xem là một chìa khóa vàng để bạn hoàn thiện kỹ năng speaking của mình!
4. Ghi âm lại những gì bạn nói (Record your speech often)
Ghi âm lại những gì bạn nói được xem là biện pháp tốt nhất giúp bạn kiểm tra xem mình đã nói đúng chưa? Người khác có hiểu bạn đang nói gì không? Nhận biết được sự thay đổi trong giọng nói của bạn là bước cần thiết đầu tiên để hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của bạn. Trong việc thực hành kỹ năng speaking với chiếc máy ghi âm của mình, bạn có thể nhận biết được những lỗi sai trong phiên âm, ngữ pháp, trọng âm, ngắt câu, nối từ. Trình tự thực hành có thể là:
* Hầu như máy tính đầu có trang bị thiết bị để ghi âm nên bạn có thể tận dụng chúng trong việc thực hành. Nếu như không có sẵn máy tính, một chiếc đài băng hoặc máy ghi âm kỹ thuật số với một chiếc micro là một sự thay thế khá tốt. Mỗi lần thực hành như vậy, bạn chỉ cần thực hành bất cứ chủ đề nào trong vòng 1-2 phút.
* Sau đấy bạn nghe lại đoạn băng vừa ghi và bắt đầu phân tích, hãy thật khách quan khi nhận xét bạn đang nói ở tốc độ như thế nào? Bạn có thể hiểu được bạn nói bao nhiêu phần? Đồng thời gạch chân những từ mà bạn đã phát âm sai, hoặc phát âm thiếu (chú ý: âm cuối hoặc âm giữa của từ thường xuyên bị bỏ sót).
* Ghi lại những từ bạn nghe được hay những từ bạn nhấn mạnh hoặc là trọng âm của câu.

5. Âm lượng lớn (Speak loudly enough)
Một trong những yếu tố giao tiếp quan trọng chính là âm lượng, bất kể khi bạn nói với 1 người, 10 người hay cả trăm người thì bạn cũng cần phải nói đủ lớn để tất cả những người có mặt đều có thể lắng nghe bạn nói một cách dễ dàng? Nếu như bạn nói quá nhỏ, điều gì sẽ xảy ra?
* Người nghe có thể yêu cầu bạn nhắc lại, nói to hơn nữa hoặc là làm rõ những điều bạn đang trình bày.
* Thái độ của mọi người sẽ thể hiện cho bạn thấy bạn đang gặp lỗi trong bài nói của mình, có thể bạn sẽ mất tự tin và không tiếp tục được nữa.

Vậy làm thế nào để khắc phục điểm yếu này? Giải pháp không chỉ là vấn đề âm lượng mà điều quan trọng hơn nữa là không gian mà bạn thực hành. Có thể ban đầu bạn chỉ thực hành nói trong một phòng rất bé, sau đó bạn dần dần mở rộng không gian và thay đổi âm độ nói cho mình làm sao cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn không thể thực hành kỹ năng này một mình được bởi vì bạn cần có một (hoặc nhiều) người cùng luyện tập với bạn để có thể đánh giá được sự hợp lý trong âm lượng của bạn, đồng thời cũng là mục tiêu và đối tượng để bạn nói. Thực hành nói với một âm lượng phù hợp sẽ giúp bạn tự tin hơn và có thể điều chỉnh được âm lượng của mình phù hợp với từng không gian và hoàn cảnh khác nhau

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Bài phát biểu của Steve Jobs ở trường Đại học Stanford 2005


Bài được giới thiệu sau đây là của Steve Jobs, người sáng lập Apple đọc tại buổi lễ ra trường Stanford 2005 lúc ông 50 tuổi.
Đây là bài được nhiều người đưa lên youtube, kể cả trường Stanford
– một bài có số lượt người xem nhiều nhất (hơn 2 triệu) – và được nằm trong những bài diễn văn ra trường hay nhất. Steve Jobs khuyên sinh viên chọn những việc mình đam mê dù không thấy tương lai sáng sủa và ngay trong hoàn cảnh thất bại, nếu yêu thích công việc mình sẽ thành công trở lại. Bài diễn văn ra trường này cho phụ huynh thấy một khuynh hướng chung: các em ngày nay thường tìm kiếm công việc mình yêu thích thay vì tìm công việc ổn định, lương cao. Sau đây là video và phần Text bao gồm bản English và bản Tiếng Việt bài phát biểu của Steve Jobs.









'Bạn nên chọn công việc mà mình đam mê,' Jobs says
Hôm nay tôi vinh hạnh được cùng các bạn tham dự lễ ra trường taị một trong những đại học tốt nhất thế giới. Nói thật ra, tôi chưa bao giờ tốt nghiệp đại học và đây là dịp gần gũi nhất với một lễ ra trường. Tôi muốn kể với các bạn 3 truyện của đời tôi. Có thế thôi. Chẳng có gì lớn lao cả. Chỉ 3 truyện..
Truyện thứ nhất là kết nối những biến cố nhỏ trong đời
'You've got to find what you love,' Jobs says
I am honored to be with you today at your commencement from one of the finest universities in the world. I never graduated from college. Truth be told, this is the closest I've ever gotten to a college graduation. Today I want to tell you three stories from my life. That's it. No big deal. Just three stories.
The first story is about connecting the dots
Tôi đã bỏ ngang đại học Reed chỉ sau 6 tháng theo học và quanh quẩn ở đó 18 tháng trước khi thực sự nghỉ luôn. Tại sao tôi bỏ ngang việc học hành?
I dropped out of Reed College after the first 6 months, but then stayed around as a drop-in for another 18 months or so before I really quit. So why did I drop out?

Câu chuyện bắt đầu trước khi tôi được sinh ra. Mẹ đẻ tôi là một sinh viên trẻ bậc sau đại học, có thai khi chưa cưới hỏi và quyết định cho tôi làm con nuôi sau khi sanh. Bà muốn tôi phải được nuôi nấng trong một gia đình học thức. Tôi được chuẩn bị giao cho một luật sư và vợ ông ta nhưng họ đổi ý vào giây phút cuối khi tôi được mang ra vì họ muốn một đứa con gái. Do vậy, cha mẹ nuôi tôi hiện nay lúc đó đang trong danh sách chờ đợi (waiting list) được gọi điện thoại vào nửa đêm hỏi rằng, "Chúng tôi có một bé trai không trông đợi ra đời, ông bà có muốn nó không?" Họ trả lời,"Dĩ nhiên muốn". Mẹ đẻ tôi sau đó biết rằng mẹ nuôi tôi chưa tốt nghiệp đại học và cha nuôi tôi thậm chí không tốt nghiệp trung học nên từ chối ký giấy tờ. Bà chỉ nhượng bộ vài tháng sau khi Cha Mẹ nuôi hứa hẹn sẽ cho tôi theo học đại học.
It started before I was born. My biological mother was a young, unwed college graduate student, and she decided to put me up for adoption. She felt very strongly that I should be adopted by college graduates, so everything was all set for me to be adopted at birth by a lawyer and his wife. Except that when I popped out they decided at the last minute that they really wanted a girl. So my parents, who were on a waiting list, got a call in the middle of the night asking: "We have an unexpected baby boy; do you want him?" They said: "Of course." My biological mother later found out that my mother had never graduated from college and that my father had never graduated from high school. She refused to sign the final adoption papers. She only relented a few months later when my parents promised that I would someday go to college.
Đây là khởi điểm của đời tôi. Và 17 năm sau tôi vào đại học nhưng ngây thơ chọn một trường đắt tiền gần như Stanford, và tất cả tiền để dành của Cha Me tôi thuộc tầng lớp lao động được dùng trả học phí. Sau 6 tháng, tôi không tìm thấy một chút giá trị gì trong đó. Tôi không biết sẽ phải làm gì cho đời mình và cũng không biết đại học sẽ giúp gì tôi trả lời câu hỏi đó, và nay tôi đã tiêu hết tiền mà Cha Mẹ tôi góp nhặt trong cả đời họ. Tôi quyết định bỏ học và tin rằng rồi ra mọi việc cũng sẽ ổn. Lúc đó tôi cũng khá sợ hãi, nhưng nhìn lại quyết định bỏ học, đó là một trong những quyết định tốt nhất tôi đã làm. Ngay khi bỏ học, tôi không phải lấy những lớp đòi hỏi mà tôi không thích thú và bắt đầu học những lớp tôi yêu thích hơn.
And 17 years later I did go to college. But I naively chose a college that was almost as expensive as Stanford, and all of my working-class parents' savings were being spent on my college tuition. After six months, I couldn't see the value in it. I had no idea what I wanted to do with my life and no idea how college was going to help me figure it out. And here I was spending all of the money my parents had saved their entire life. So I decided to drop out and trust that it would all work out OK. It was pretty scary at the time, but looking back it was one of the best decisions I ever made. The minute I dropped out I could stop taking the required classes that didn't interest me, and begin dropping in on the ones that looked interesting.

Bỏ học không phải là điều lãng mạn. Không có chỗ trong đại học xá, tôi ngủ lậu trên nền nhà ở phòng của người bạn. Tôi trả lại vỏ chai nước đổi lấy 5 xu mua thức ăn và đi bộ 7 dặm (miles) mỗi tối Chủ nhật hàng tuần để có một bữa ăn từ thiện ngon miệng tại đền Hare Krishna. Tôi yêu thích làm điều này. Phần lớn những điều tôi làm theo bản năng và sự tò mò sau này đã trở nên vô giá. Tôi cho các bạn một thí dụ.
It wasn't all romantic. I didn't have a dorm room, so I slept on the floor in friends' rooms, I returned coke bottles for the 5¢ deposits to buy food with, and I would walk the 7 miles across town every Sunday night to get one good meal a week at the Hare Krishna temple. I loved it. And much of what I stumbled into by following my curiosity and intuition turned out to be priceless later on. Let me give you one example:
Vào lúc đó đại học Reed có những lớp dạy về cách viết chữ đẹp thuộc hạng tốt nhất quốc gia. Khắp nơi trong trường, trên những ngăn kéo, bích chương là những kiểu chữ viết tay rất đẹp. Bởi vì đã bỏ học, không buộc phải lấy những lớp thông thường nên tôi quyết định lấy lớp dạy chữ đẹp và học phương cách viết chúng. Tôi học về những bộ chữ serif và san serif, về những khoảng cách khác nhau giữa chúng, về các phương cách làm kiểu in sao cho mỹ thuật. Những mẫu chữ đó thật đẹp đẽ, có tính lịch sử và tinh tế nghệ thuật khiến khoa học kỹ thuật không thể nắm bắt hết được, và tôi thấy chúng vô cùng quyến rũ.
Reed College at that time offered perhaps the best calligraphy instruction in the country. Throughout the campus every poster, every label on every drawer, was beautifully hand calligraphed. Because I had dropped out and didn't have to take the normal classes, I decided to take a calligraphy class to learn how to do this. I learned about serif and san serif typefaces, about varying the amount of space between different letter combinations, about what makes great typography great. It was beautiful, historical, artistically subtle in a way that science can't capture, and I found it fascinating.

Kiễu mẫu chữ này không mang hy vọng ứng dụng thực tế vào đời tôi. Nhưng 10 năm sau, khi tôi thiết kế máy vi tính Macintosh đầu tiên thì tất cả mẫu chữ đó hiện về lại với tôi. Và tôi đã thiết kế chúng trong Macintosh. Đó là máy vi tính có cách trình bày bản chữ in đẹp đầu tiên. Nếu tôi không lấy lớp đó ở đại học, máy vi tính Mac không bao giờ có nhiều bộ chữ đẹp hoặc những kiểu chữ tỷ lệ cân xứng. Vì Windows sao chép Mac nên hầu như các máy vi tính cá nhân đều có những kiểu chữ trên. Nếu không bỏ học ngang tôi không học về viết chữ đẹp thì máy tính sẽ chẳng có những thứ đó. Dĩ nhiên, không thể kết nối những biến cố nhỏ ảnh hưởng tới tương lai khi tôi còn ở đại học nếu nhìn về phía trước. Nhưng 10 năm sau quay nhìn lại thì chúng liên kết nhau rất rõ ràng.
None of this had even a hope of any practical application in my life. But ten years later, when we were designing the first Macintosh computer, it all came back to me. And we designed it all into the Mac. It was the first computer with beautiful typography. If I had never dropped in on that single course in college, the Mac would have never had multiple typefaces or proportionally spaced fonts. And since Windows just copied the Mac, its likely that no personal computer would have them. If I had never dropped out, I would have never dropped in on this calligraphy class, and personal computers might not have the wonderful typography that they do. Of course it was impossible to connect the dots looking forward when I was in college. But it was very, very clear looking backwards ten years later.
Một lần nữa, bạn không thể nối kết những việc đã làm nếu chỉ nhìn về phía trước. Bạn chỉ có thể liên kết chúng khi nhìn về quá khứ nên bạn phải tin tưởng những việc mình làm, bằng cách này hay cách khác có liên hệ tới tương lai. Bạn phải tin vào điều gì đó – linh tính, số mạng, cuộc đời, nghiệp chướng, hay bất cứ thứ gì khác – bởi vì tin tưởng những biến cố nhỏ nhoi sẽ ảnh hưởng tới con đường tương lai tạo cho bạn lòng tự tin đi theo con tim mình, ngay cả khi điều đó dẫn bạn tách khỏi một lối mòn quen thuộc, và sự tin tưởng đó đã tạo nên tất cả khác biệt trong đời tôi.
Again, you can't connect the dots looking forward; you can only connect them looking backwards. So you have to trust that the dots will somehow connect in your future. You have to trust in something — your gut, destiny, life, karma, whatever. This approach has never let me down, and it has made all the difference in my life.
Truyện thứ hai về tình yêu và sự thua cuộc.
My second story is about love and loss.

Thật may mắn – tôi đã tìm thấy những gì mình yêu thích trong đời khá sớm sủa. Woz và tôi cùng sáng lập Apple trong nhà để xe (garage) của Cha Mẹ tôi khi mới 20 tuổi. Chúng tôi làm việc cật lực và trong 10 năm Apple đã lớn mạnh từ hai người trong một cái garage trở thành một công ty có vốn $2 tỷ và hơn 4000 nhân viên. Chúng tôi mới cho chào đời một sản phẩm tốt nhất – Macintosh – một năm trước đó và tôi chỉ 30 tuổi. Và rồi tôi bị đuổi việc. Làm sao bạn có thể bị sa thải bởi chính công ty bạn đã sáng lập ra? Thế này, khi Apple lớn mạnh, chúng tôi thuê một người mà chúng tôi nghĩ rất tài năng để quản lý công ty chung với tôi. Khoảng năm đầu, mọi sự thuận buồm xuôi gió. Nhưng rồi tầm nhìn tương lai bắt đầu khác biệt và cuối cùng chúng tôi cãi nhau. Khi xảy ra điều đó, ban Giám đốc quyết định đứng về phía ông ta. Do vậy, lúc 30 tuổi, tôi bị mất việc và chìm lỉm trong bóng tối. Tất cả những nỗ lực từ khi trưởng thành tan biến, và điều này thật khủng khiếp.
I was lucky — I found what I loved to do early in life. Woz and I started Apple in my parents garage when I was 20. We worked hard, and in 10 years Apple had grown from just the two of us in a garage into a $2 billion company with over 4000 employees. We had just released our finest creation — the Macintosh — a year earlier, and I had just turned 30. And then I got fired. How can you get fired from a company you started? Well, as Apple grew we hired someone who I thought was very talented to run the company with me, and for the first year or so things went well. But then our visions of the future began to diverge and eventually we had a falling out. When we did, our Board of Directors sided with him. So at 30 I was out. And very publicly out. What had been the focus of my entire adult life was gone, and it was devastating.
Tôi thật sự không biết phải làm gì trong vài tháng. Tôi có cảm giác đã làm cho thế hệ những nhà kinh doanh trước thất vọng và đã bỏ rơi cây gậy lãnh đạo vì nó được trao cho tôi. Tôi gặp David Packard và Bob Noyce để xin lỗi vì đã làm hỏng mọi chuyện. Tôi là người thất bại trước công chúng nên định bỏ (Silicon) Valley. Nhưng một cái gì đó loé sáng chậm chạp trong đầu, tôi vẫn thích việc tôi đã làm. Khúc rẽ tại Apple không thay đổi tôi chút nào. Tôi bị loại trừ khỏi công việc nhưng tôi vẫn thích nó. Do vậy tôi quyết định làm lại từ đầu.
I really didn't know what to do for a few months. I felt that I had let the previous generation of entrepreneurs down - that I had dropped the baton as it was being passed to me. I met with David Packard and Bob Noyce and tried to apologize for screwing up so badly. I was a very public failure, and I even thought about running away from the valley. But something slowly began to dawn on me — I still loved what I did. The turn of events at Apple had not changed that one bit. I had been rejected, but I was still in love. And so I decided to start over.

Lúc đó tôi không nhận ra nhưng bị đuổi việc khỏi Apple đã trở thành điều tốt nhất chưa từng xảy ra trong đời. Gánh nặng thành công được thay thế bởi sự nhẹ nhàng của người khởi đầu từ bàn tay trắng, không chắc chắn về điều gì. Nó giải phóng tôi để tiến vào những thời kỳ sáng tạo nhất trong đời.
I didn't see it then, but it turned out that getting fired from Apple was the best thing that could have ever happened to me. The heaviness of being successful was replaced by the lightness of being a beginner again, less sure about everything. It freed me to enter one of the most creative periods of my life.
Trong vòng 5 năm tiếp theo, tôi thành lập công ty NeXT rồi công ty khác là Pixar sau đó yêu một người đàn bà tuyệt vời nay đã trở thành vợ tôi. Pixar tiến lên sáng tạo ra phim hoạt hình màn ảnh rộng, không gian 3 chiều Toy Story và trở nên phim trường hoạt hình thành công nhất thế giới. Trong một khúc rẽ đặc biệt của những biến cố xảy ra, Apple mua lại NeXT nên tôi quay về Apple và kỹ thuật đã phát triển ở NeXT được đặt vào trung tâm thời kỳ phục hưng hiện nay của Apple. Tôi và Laurene, vợ tôi, có chung một mái ấm gia đình tuyệt vời.
During the next five years, I started a company named NeXT, another company named Pixar, and fell in love with an amazing woman who would become my wife. Pixar went on to create the worlds first computer animated feature film, Toy Story, and is now the most successful animation studio in the world. In a remarkable turn of events, Apple bought NeXT, I returned to Apple, and the technology we developed at NeXT is at the heart of Apple's current renaissance. And Laurene and I have a wonderful family together
Tôi chắc rằng những điều như trên không xảy ra nếu tôi không bị sa thải khỏi Apple. Đó là liều thuốc đắng mà một người bệnh cần. Đôi khi cuộc đời đánh vào đầu bạn bằng cục gạch. Đừng mất niềm tin. Điều duy nhất giúp tôi đi lên là làm những việc mình yêu thích. Bạn phải tìm kiếm những gì mình yêu thích. Điều đó đúng với công việc mà cũng đúng với những người bạn yêu mến. Công việc chiếm phần lớn đời bạn, cách duy nhất thoả mãn thực sự là làm những gì bạn cho là một công việc thú vị (great work). Và cách duy nhất để làm một công việc thú vị là làm những gì mình yêu thích. Nếu bạn chưa tìm ra, hãy cứ tiếp tục săn lùng và đừng ngừng lại..  Tất cả sẽ tùy thuộc vào trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm ra nó. Và giống như những mối quan hệ thân thiết, nó trở nên ngày càng tốt đẹp hơn khi năm tháng trôi đi. Vậy thì hãy tìm kiếm. Đừng ngừng nghỉ.
I'm pretty sure none of this would have happened if I hadn't been fired from Apple. It was awful tasting medicine, but I guess the patient needed it. Sometimes life hits you in the head with a brick. Don't lose faith. I'm convinced that the only thing that kept me going was that I loved what I did. You've got to find what you love. And that is as true for your work as it is for your lovers. Your work is going to fill a large part of your life, and the only way to be truly satisfied is to do what you believe is great work. And the only way to do great work is to love what you do. If you haven't found it yet, keep looking. Don't settle. As with all matters of the heart, you'll know when you find it. And, like any great relationship, it just gets better and better as the years roll on. So keep looking until you find it. Don't settle.
Truyện thứ ba là về sự chết.
My third story is about death.
Khi được 17 tuổi, tôi đọc một câu danh ngôn tương tự như, "Nếu bạn sống mỗi ngày như ngày cuối cùng trong đời thì một ngày nào đó bạn sẽ thấy chắc chắn rằng mình đúng". Câu nói gây ấn tượng mạnh nơi tôi, và từ đó, trong 33 năm qua, mỗi buổi sáng nhìn vào gương tôi đều hỏi chính mình, "Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời tôi, tôi có sẽ làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?" Và mỗi khi câu trả lời là "Không" trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết tôi phải thay đổi một điều gì đó.
When I was 17, I read a quote that went something like: "If you live each day as if it was your last, someday you'll most certainly be right." It made an impression on me, and since then, for the past 33 years, I have looked in the mirror every morning and asked myself: "If today were the last day of my life, would I want to do what I am about to do today?" And whenever the answer has been "No" for too many days in a row, I know I need to change something.

Nhớ rằng mình sẽ chết nay mai là điều quan trọng nhất tôi thường dùng để giúp mình làm những chọn lựa lớn trong đời. Bởi vì hầu như tất cả mọi sự – tất cả những trông đợi đến từ bên ngoài, tất cả kiêu hãnh, tất cả nỗi sợ hãi bị xấu hổ hay sợ hãi thất bại – những thứ này sẽ vỡ vụn tan tác khi đối diện với tử thần, để chỉ còn lưu lại những gì thật sự quan trọng. Nhớ rằng bạn sẽ chết là phương thức tốt nhất mà tôi biết để tránh cạm bẫy của ý nghĩ rằng bạn có điều gì đó để mất. Bạn đã trần truồng tay không rồi.. (Bạn thực sự chẳng có gì để mất). Không có lý do gì để không nghe theo trái tim mình.
:
Remembering that I'll be dead soon is the most important tool I've ever encountered to help me make the big choices in life. Because almost everything — all external expectations, all pride, all fear of embarrassment or failure - these things just fall away in the face of death, leaving only what is truly important. Remembering that you are going to die is the best way I know to avoid the trap of thinking you have something to lose. You are already naked. There is no reason not to follow your heart.
Khoảng một năm trước tôi bị chẩn đoán là có bệnh ung thư. Tôi làm siêu âm chẩn đoán lúc 7.30 sáng và rõ ràng có một bướu độc nơi tụy tạng. Tôi thậm chí không biết tụy tạng là cơ quan gì. Các bác sĩ bảo tôi đây hầu như là một dạng ung thư không thể chữa trị và rằng tôi nên trông đợi sống không lâu hơn khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng nữa. Bác sĩ khuyên tôi nên về nhà thu xếp công việc cho đâu vào đó, đây là ngôn ngữ của Bác sĩ ngầm ngụ ý nói tới "chuẩn bị đi vào cõi chết". Điều này cũng có nghĩa là trong vài tháng bạn phải nói với con cái những lời của 10 năm sau. Và cũng có nghĩa là phải làm hết sức để mọi sự được chu đáo sao cho gia đình mình được ổn thoả càng nhiều càng tốt. Nó cũng có nghĩa là nói lời chia tay cuối cùng với mọi người.

About a year ago I was diagnosed with cancer. I had a scan at 7:30 in the morning, and it clearly showed a tumor on my pancreas. I didn't even know what a pancreas was. The doctors told me this was almost certainly a type of cancer that is incurable, and that I should expect to live no longer than three to six months. My doctor advised me to go home and get my affairs in order, which is doctor's code for prepare to die. It means to try to tell your kids everything you thought you'd have the next 10 years to tell them in just a few months. It means to make sure everything is buttoned up so that it will be as easy as possible for your family. It means to say your goodbyes.
Tôi sống với sự chẩn đoán bệnh đó trong nguyên cả một ngày. Tối hôm ấy, tôi làm sinh thiết, họ bỏ một đèn nội soi xuống từ cổ họng, qua dạ dầy và ruột rồi cho một cái kim vào tụy tạng để lấy ít tế bào trong bướu. Tôi bị chích thuốc ngủ nhưng vợ tôi ở đó theo dõi đã bảo rằng khi họ quan sát những tế bào trong kính hiển vi những Bác sĩ đã reo hò sung sướng vì đây là dạng ung thư tụy tạng hiếm hoi có thể chữa trị bằng giải phẫu. Tôi đã được giải phẫu xong và nay hoàn toàn bình phục, khoẻ mạnh.
I lived with that diagnosis all day. Later that evening I had a biopsy, where they stuck an endoscope down my throat, through my stomach and into my intestines, put a needle into my pancreas and got a few cells from the tumor. I was sedated, but my wife, who was there, told me that when they viewed the cells under a microscope the doctors started crying because it turned out to be a very rare form of pancreatic cancer that is curable with surgery. I had the surgery and I'm fine now.
Đây là lần gần với tử thần nhất mà tôi phải đối đầu và hy vọng nó là lần gần nhất trong vài chục năm nữa. Sống qua kinh nghiệm đó, nay tôi có thể nói với các bạn bằng một chút chắc chắn hơn lúc tôi từng nghĩ cái chết là một khái niệm hữu ích nhưng thuần lý.
This was the closest I've been to facing death, and I hope its the closest I get for a few more decades. Having lived through it, I can now say this to you with a bit more certainty than when death was a useful but purely intellectual concept:

Không ai muốn chết. Ngay cả người muốn lên Trời cũng không muốn chết để tới đó, tuy nhiên, cái chết là bến bờ cuối cùng chúng ta cùng chia sẻ. Không ai có thể vượt thoát được cái chết. Sự thể như vậy sẽ mãi mãi là như vậy, bởi vì Thần Chết giống như một phát minh đơn độc tốt nhất của Đời Sống. Thần Chết là tác nhân thay đổi Đời Sống. Nó quét sạch cái xưa cũ để dọn đường cho cái mới. Bây giờ, cái mới là các bạn. Nhưng chẳng bao lâu sau, các bạn sẽ dần dần trở nên xưa cũ và bị quét sạch. Xin lỗi đã quá bi thảm nhưng điều này hoàn toàn đúng.

No one wants to die. Even people who want to go to heaven don't want to die to get there. And yet death is the destination we all share. No one has ever escaped it. And that is as it should be, because Death is very likely the single best invention of Life. It is Life's change agent. It clears out the old to make way for the new. Right now the new is you, but someday not too long from now, you will gradually become the old and be cleared away. Sorry to be so dramatic, but it is quite true.
Thời gian của các bạn có giới hạn nên đừng lãng phí nó để sống cuộc đời của người khác. Đừng để bị vướng vào bẫy những giáo điều – nghĩa là sống với những kết quả do suy nghĩ của người khác. Đừng để những tiếng ồn ào do ý kiến của người khác làm soi mòn tiếng nói từ bên trong bạn. Và quan trọng nhất, hãy có can đảm nghe theo trái tim và bản năng mình. Bằng cách này hay cách khác trái tim và bản năng bạn sẽ biết những gì bạn thực sự muốn trở thành. Những thứ khác chỉ là thứ yếu.
Your time is limited, so don't waste it living someone else's life. Don't be trapped by dogma — which is living with the results of other people's thinking. Don't let the noise of others' opinions drown out your own inner voice. And most important, have the courage to follow your heart and intuition. They somehow already know what you truly want to become. Everything else is secondary.
Khi tôi còn trẻ, có một ấn phẩm rất hay là The Whole Earth Catalog, là một trong những thánh kinh của tuổi trẻ thời chúng tôi. Ấn bản được sáng tạo bởi một người là Stewart Brand ở Menlo Park cách đây không bao xa và ông đã mang ấn bản đó vào đời bằng những văn phong đầy thi vị. Lúc đó vào khoảng cuối thập niên 1960, trước khi có xuất bản bằng máy tính ra đời nên nó được làm bằng máy đánh chữ, kéo cắt và máy hình chụp lấy ngay. Ấn phẩm đó gần giống như Google dạng bằng giấy, tuy ra đời trước Google 35 năm, nó cũng lý tưởng, tràn ngập những công cụ gọn gàng và khái niệm tuyệt vời.
When I was young, there was an amazing publication called The Whole Earth Catalog, which was one of the bibles of my generation. It was created by a fellow named Stewart Brand not far from here in Menlo Park, and he brought it to life with his poetic touch. This was in the late 1960's, before personal computers and desktop publishing, so it was all made with typewriters, scissors, and polaroid cameras. It was sort of like Google in paperback form, 35 years before Google came along: it was idealistic, and overflowing with neat tools and great notions.

Stewart và nhóm của ông cho ra đời nhiều số The Whole Earth Catalog và rồi khi đã hoàn thành nhiệm vụ ông cho ra số cuối cùng. Hồi đó khoảng giữa thập niên 1970 và tôi đang ở tuổi các bạn.
Stewart and his team put out several issues of The Whole Earth Catalog, and then when it had run its course, they put out a final issue. It was the mid-1970s, and I was your age.
Bìa sau của số cuối cùng là hình chụp một buổi sáng bình minh trên đường làng quê, con đường mà bạn thấy mình thường đạp xe trên đó nếu bạn thích phiêu lưu, mạo hiểm. Dưới tấm hình là dòng chữ:Không ngại đói khát. Không sợ ngông cuồng. Đó là thông điệp họ từ giã khi đình bản.
On the back cover of their final issue was a photograph of an early morning country road, the kind you might find yourself hitchhiking on if you were so adventurous. Beneath it were the words: "Stay Hungry. Stay Foolish." It was their farewell message as they signed off.

Không ngại đói khát. Không sợ ngông cuồng. Và tôi đã luôn luôn mơ ước điều đó cho mình. Bây giờ khi các bạn tốt nghiệp đại học để bắt đầu một chân trời mới, tôi cầu chúc điều đó cho các bạn.
Stay Hungry. Stay Foolish. And I have always wished that for myself. And now, as you graduate to begin anew, I wish that for you.
Không ngại đói khát. Không sợ ngông cuồng
Stay Hungry. Stay Foolish.
Cám ơn các bạn 

Thank you all very much.

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

5 bước để nói một ngoại ngữ (5 steps to speak a new language) - tập 1-2

5 bước để nói một ngoại ngữ-Video được thực hiện bởi Nguyễn Quang Hưng-Thạc sĩ, ĐH tiểu bang Washington – USA .Qua câu chuyện của anh Hưng tôi tin rằng bạn và tôi cũng sẽ thay đổi..
Hãy xem hết các tập nhé. mất khoảng 2h của bạn thôi. Nhưng mình nghĩ sẽ không uổng tẹo nào so với những gì bạn nhận được đâu. Bắt đầu xem nhé:

5 bước để học 1 ngoại ngữ P1:




5 bước để học 1 ngoại ngữ P2:


(Theo: 5buocdenoimotngoaingu)
Tag: 5 buoc de hoc noi mot ngoai ngu, 5 step to speak a new language

5 bước để nói một ngoại ngữ (5 steps to speak a new language) - tập 3-4-5

5 bước để nói một ngoại ngữ -Video được thực hiện bởi Nguyễn Quang Hưng-Thạc sĩ, ĐH tiểu bang Washington – USA .Qua câu chuyện của anh Hưng tôi tin rằng bạn và tôi cũng sẽ thay đổi..
Hãy xem hết các tập nhé. mất khoảng 2h của bạn thôi. Nhưng mình nghĩ sẽ không uổng tẹo nào so với những gì bạn nhận được đâu. bắt đầu xem tiếp nhé.
5 bước để học 1 ngoại ngữ P3-1:



5 bước để học 1 ngoại ngữ P3-2:




5 bước để học 1 ngoại ngữ P4:



5 bước để học 1 ngoại ngữ P5:

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Listen to VOA Special English Online


VOA special English is best program for building English skills.
VOA Special English Agriculture Reports (Các bài nghe liên quan đến Nông nghiệp)
VOA Special English Development Reports (Các bài nghe liên quan đến Phát triển)
VOA Special English Economics Reports (Các bài nghe liên quan đến Kinh tế)
VOA Special English Education Reports (Các bài nghe liên quan đến Giáo dục)
VOA Special English Science In The News (Các bài nghe liên quan đến Khoa học)
VOA Special English The Making of a Nation (Các bài nghe liên quan đến Phát triển quốc gia)